Nguồn:
Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực máy xây dựng, PGS. TS Nguyễn Bính và các cộng sự đến từ tài xỉu cùng với chủ đầu tư là Công ty TNHH TM-XD Linh Hà đã chế tạo thành công loại máy ép cọc hộ lan đường ô tô “Made in Việt Nam” mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn nhiều cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Để tìm hiểu thêm về loại máy đặc biệt hữu ích này, Phóng viên VTC News đã có buổi phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Bính – Khoa cơ khí - Đại học Giao thông vận tải (GTVT)
- Thưa PGS.TS Nguyễn Bính, xuất phát từ đâu khiến ông nghiên cứu và cho ra đời loại máy đóng - ép cọc này?
Thay mặt cho các tác giả của công trình này, tôi xin giới thiệu khái quát như sau:
Máy đóng cọc hộ lan đường ô tô do chúng tôi nghiên cứu thiết kế và chế tạo có ký hiệu là MHP. Đây là sản phẩm của đề tài KHCN cấp Bộ GTVT năm 2015 không sử dụng Ngân sách Nhà nước. Chủ đầu tư và cũng là đơn vị chủ trì chế tạo là Công ty TNHH TM-XD Linh Hà. Tôi là chủ nhiệm đề tài, cùng thực hiện có Thạc sĩ Nguyễn Văn Dụng và Thạc sĩ Lê Thị Thu Hòa của trường ĐH GTVT cùng các kỹ sư Nguyễn Văn Hùng và Phạm Văn Thông của Công ty TNHH Linh Hà.
Việc nghiên cứu và cho ra đời máy MHP được xuất phát từ nhu cầu cần thiết phải hoàn thiện hệ thống hộ lan trên hai tuyến đường quan trọng là QL1A và QL5 cao tốc vào năm 2015 để đưa vào khai thác kịp tiến độ. Công việc này chỉ có thể hoàn thành khi có các máy đóng cọc chuyên dùng theo công nghệ mới. Lúc này các đơn vị thi công đang rất cần có máy, nhưng việc nhập máy của nước ngoài lại gặp một số trở ngại…
Qua tìm hiểu, chúng tôi cùng thống nhất và quyết tâm cùng nhau nghiên cứu chế tạo theo hướng "tự chủ về công nghệ, đảm bảo tính năng kỹ thuật, chất lượng máy và giá thành tốt hơn máy nhập ngoại" chúng tôi đã tiến hành song song 3 việc: tính toán thiết kế - đăng ký đề tài với Bộ GTVT và chuẩn bị cơ sở vật chất để chế tạo. Nhờ đó máy MHP đã sớm ra đời sau 5 tháng và được giao ngay cho khách hàng.
- Thưa ông, các tính năng, công dụng và ưu điểm nổi bật của sản phẩm là gì. Sản phẩm được đưa ra thị trường từ khi nào?
Về công dụng, máy MHP là máy chuyên dùng để đóng các cọc ống thép có đường kính 141 mm, chiều dài 2,1m sâu vào nền đất bên lề đường tới độ sâu 1,2m. Tốc độ đóng cọc trung bình 1m/phút - Khoảng cách các cọc là 3m và tư thế cọc phải đúng thiết kế để dễ dàng lắp các tấm chắn tạo thành hệ thống hộ lan bên đường hoặc dải phân cách ở giữa đường lớn.
Ưu điểm nổi bật khi sử dụng loại máy này là: Thời gian thi công nhanh hơn khoảng 5 lần so với công nghệ cũ (đào hố, đổ bê tông, cắm cọc…); giảm nhẹ sức lao động, hạ giá thành công trình.
Về kỹ thuật, máy MHP tốt hơn máy tương tự của Trung Quốc do được thiết kế bài bản, kết cấu thép vững chắc hơn, các thiết bị thủy lực quan trọng đều nhập của Hàn Quốc.
Về tính , máy MHP rẻ hơn máy tương đương của Trung Quốc nhưng lại có năng suất đóng cọc cao hơn. Bên cạnh đó chế độ bảo hành, bảo trì chu đáo và kịp thời.
Máy MHP đầu tiên của chúng tôi đã được đưa ra thị trường vào tháng 10/2015 ngay sau khi chế thử thực nghiệm thành công.
- Thưa ông, khi mới ra thị trường, khách hàng có nhận định và phản hồi như thế nào về sản phẩm?
Khi máy MHP mới ra thị trường, chúng tôi đã sớm nhận được sự phản hồi khá tích cực của khách hàng. Các khách hàng đều nhận định máy MHP làm việc hiệu quả, năng suất cao, nếu tổ chức thi công tốt có thể đóng được trên 300 cọc/ngày tương đương chiều dài 1km đường/ngày, máy dễ sử dụng và tiết kiệm nhiên liệu.
Tuy nhiên cũng cần khắc phục một số hạn chế như: tuy ô thủy lực cao áp cần thay bằng loại chịu áp lực tốt hơn, cột dẫn hướng búa cần độ cứng cao hơn, ghế ngồi và mái che chưa đẹp, cần có đèn pha chiếu sáng để làm việc ban đêm…
Đến nay tất cả những hạn chế nêu trên của máy MHP đã được khắc phục và đã đạt được sự hài lòng của khách hàng, có khách hàng đã mua thêm máy thứ hai.
- Hiện nay các công ty nào đã nhận chuyển giao sản phẩm của ông? Họ thương mại hóa sản phẩm rộng rãi ở những thị trường nào?
Đến nay sau hơn một năm chúng tôi đã chuyển giao trực tiếp 6 máy MHP cho 5 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Thành Linh (mua 2 máy), công ty Cổ phần Bắc Phương, công ty TNHH Gia Hùng, công ty TNHH ACP Hưng Thịnh, công ty TNHH XD và Đầu tư Thương Mại Thái Hà
Việc thương mại hóa rộng rãi sản phẩm này chưa được chúng tôi triển khai vì kinh nghiệm trong lĩnh vực này còn hạn chế, đồng thời MHP là máy chuyên dùng, nên tính thương mại cũng khác các máy thông dụng thường gặp.
- Thưa ông, trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn, ông đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Về thuận lợi chúng tôi có một số điểm sau: Các đơn vị xây dựng đường ô tô có nhu cầu cần thiết về máy MHP vì các tuyến đường đang có và sẽ xây dựng ngày càng nhiều và bắt buộc phải có hệ thống hộ lan; Chúng tôi có kinh nghiệm trên 30 năm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các máy xây dựng làm đường; Có điều kiện tham khảo nhiều mẫu máy của nước ngoài để xây dựng được phương án máy hợp lý nhất; Các tác giả trực tiếp làm cùng người thợ, nhờ đó kiểm soát, chỉnh sửa kịp thời; Có được sự động viên của Bộ GTVT và Trường đại học GTVT.Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi cũng gặp một số khó khăn là: Cơ sở vật chất và máy gia công cơ khí còn hạn chế, để sản xuất hàng loạt cần phải trang bị thêm; Sự cạnh tranh về giá và chất lượng máy luôn mâu thuẫn với nhau, đòi hỏi phải có cải tiến quy trình chế tạo và tổ chức sản xuất tốt hơn.
- Ông đã có những sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức nào?
Sự hỗ trợ đầu tiên cần kể đến là khách hàng, họ đã tin tưởng đặt hàng trước khi nhìn thấy chiếc máy đầu tiên, điều đó giúp chúng tôi quyết tâm thiết kế chế tạo thành công ngay máy MHP không phải trải qua quá trình chế sửa nào đáng kể.
Bộ GTVT đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài KHCN cấp Bộ, được ghi nhận là đề tài đầu tiên không sử dụng ngân sách của Bộ GTVT và được nghiệm thu đạt mức độ tốt.
Trường Đại học GTVT đã khích lệ và tạo điều kiện về mặt bằng nhà xưởng để các giáo viên chúng tôi chế tạo một phần máy MHP cùng với chủ đầu tư là Công ty Linh Hà.
Chương trình Sáng tạo Việt đã chủ động giới thiệu máy MHP trên VTV3 vào tháng 6/2016. Chúng tôi xin cảm ơn các khách hàng và các cơ quan nêu trên.
- Ông dự kiến thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ được tập trung đẩy mạnh và phát triển ở những đâu?
Thị trường tiêu thụ máy MHP chủ yếu là các đơn vị thi công đường ô tô ở Việt Nam. Trước mắt chúng tôi tiếp tục chế tạo máy này để cung cấp cho thị trường trong nước. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ hướng tới thị trường Lào và Campuchia mặc dù biết rằng khi đến 2 thị trường này sẽ phải cạnh tranh rất khó khăn với các máy của Trung Quốc vì họ đang là chủ đầu tư lớn cho các tuyến đường ở hai quốc gia này.
Ông có kỳ vọng gì về sản phẩm này trong thời gian tới?
Chúng tôi có 2 kỳ vọng liên quan đến sản phẩm MHP, đó là: Nghiên cứu sâu hơn về Động lực học máy thông qua việc đào tạo nghiên cứu sinh nhằm tiếp tục hoàn thiện máy MHP để máy có tính năng kỹ thuật tốt hơn nữa, nâng cao độ bền và độ tin cậy của máy, nhằm khẳng định thương hiệu MHP trên thị trường; Nghiên cứu phát triển máy MHP thành máy mới, có khả năng thi công hệ thống cọc để làm tường chắn hạn chế sạt lở ta luy đường đồi núi hay sạt lở kênh rạch ở đồng bằng Sông Cửu Long.
- Ông có nguyện vọng đề xuất gì với Cơ quan quản lý Nhà nước hay các nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong việc hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng thực tiễn nói chung cũng như các sản phẩm trong lĩnh vực GTVT như ông không?
Vâng, cho phép tôi được đề xuất một số vấn đề sau:
Đối với Bộ KH&CN: tiếp tục cải tiến cơ chế giao và nghiệm thu các đề tài KHCN theo hướng mới và đơn giản thủ tục hơn nữa để đề tài sớm được triển khai và hoàn thành. Có như vậy các sản phẩm nghiên cứu mới đảm bảo tính . Đồng thời chỉ nên ưu tiên phê duyệt các đề tài có sản phẩm ứng dụng được, bằng cơ chế cam kết và quản lý tài chính phù hợp với chủ nhiệm đề tài. Tạo điều kiện tối đa cho các đề tài dạng này phát triển sau khi được nghiệm thu.
Đối với các Bộ, Ngành và các địa phương cần quan tâm hơn tới các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng không chỉ là các Giáo sư, Tiến sĩ, Kỹ sư, mà còn là các "nhà công nghệ chân đất", trong đó có những người đã có tâm huyết rất lớn để tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng và
Đối với những đề tài hay sáng chế không sử dụng ngân sách thì Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí nghiệm thu và thử nghiệm, phát triển sản phẩm, không nên để các đề tài tự lo toàn bộ kinh phí như hiện nay .
Đề nghị các cơ quan quản lý của Bộ GTVT, các doanh nghiệp và các đơn vị thi công quan tâm hơn và thực hiện hiệu quả phương châm "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" đối với các máy và thiết bị do người Việt chế tạo đạt được chất lượng yêu cầu, nhằm phát huy nội lực của Việt Nam và tạo điều kiện cho các nhà sáng chế phát huy khả năng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước.