THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI

CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên luận án: “Nghiên cứu ổn định trượt sâu của mố cầu trên móng nông bằng phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLEM)

Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông                  

Mã số: 9580205

Nghiên cứu sinh: Soukha YAKOSHI

Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

1. PGS.TS Lương Xuân Bính, Trường đại học Giao thông Vận tải

                        2. PGS.TS Nguyễn Phương Duy, Trường đại học Giao thông Vận tải

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông vận tải

 

TÓM TẮT ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Bằng cách đưa khối mố vào lăng thể trượt, xét đến tải trọng xe thi công sau lưng mố và lực quán tính sinh ra bởi động đất, phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLEM) đã lần đầu tiên được phát triển để tính toán ổn định trượt sâu mố cầu trên móng nông trong giai đoạn thi công dưới tác dụng của đất đắp sau lưng mố, tải trọng xe thi công và động đất.
  2. Bằng cách đưa khối mố vào lăng thể trượt, xét đến tải trọng xe trên nhịp truyền xuống mố qua gối cầu, tải trọng xe sau lưng mố, lực quán tính sinh ra bởi động đất và lực đẩy nổi khi có nước ngầm, phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLEM) đã lần đầu tiên được phát triển để tính toán ổn định trượt sâu mố cầu trên móng nông trong giai đoạn khai thác dưới tác dụng của: tĩnh tải, hoạt tải; ảnh hưởng của mực nước ngầm; và tải trọng động đất.
  3. Đã xây dựng được thuật toán và chương trình máy tính giải các bài toán ổn định trượt sâu mố cầu trên móng nông trong giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác. Chương trình máy tính cho phép xác định được hệ số an toàn về ổn định: Fsmin (khi điều kiện trượt chỉ xảy ra trên mặt đáy lăng thể trượt), Fsmed (khi điều kiện trượt xảy ra cả trên mặt đáy và mặt giữa của các khối trượt). Đồng thời cũng cho phép xác định được mặt trượt nguy hiểm nhất tương ứng với Fsmin và Fsmed cho từng trượng hợp chịu lực. Mặt trượt chính tại đáy của lăng thể trượt có dạng là đường gấp khúc bất kỳ, cho phép mô tả được gần đúng mặt trượt có dạng: mặt trượt phẳng; mặt trượt trụ tròn; mặt trượt có dạng cong tổng quát.
  4. Kết quả khảo sát tính toán số cho thấy phương pháp GLEM cho hệ số an toàn về ổn định Fsmin có giá trị nhỏ nhất so với các phương pháp cân bằng giới hạn truyền thống. Như vậy, phương pháp GLEM cho phép xác định được mức độ nguy hiểm về ổn định của mố cầu trên móng nông cao hơn so với các phương pháp cân bằng giới hạn truyền thống.

 

INFORMATION OF THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Name of dissertation: “Research on stability against deep sliding of abutment on shallow foundation by Generalized Limit Equilibrium Method (GLEM)”

Major: Civil Engineering

Code No: 9580205

Name of PhD. Student: Soukha YAKOSHI

Name of Supervisors:         

1. Assoc. Prof. Dr. Luong Xuan Binh, University of Transport and Communications

           2. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Phuong Duy, University of Transport and Communications

Training Institution: University of Transport and Communications

 

SUMMARY OF THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

  1. By introducing the abutment block into the sliding mass, considering vehicle loads behind the abutment back and inertia forces induced by earthquakes, the 

Generalized Limit Equilibrium Method (GLEM) has been developed for the first time to analyse the stability against deep sliding of the abutment on shallow foundations during the construction stages under the effect of backfill soil behind the abutment, construction loads and earthquakes.

  1. By introducing the abutment block into the sliding mass, considering vehicle loads on spans transmitted to the abutment via bearings, the vehicle loads behind the abutment, the inertia forces induced by the earthquakes and buoyant forces in the presence of groundwater, GLEM has been developed for the first time to analyse the stability agianst deep sliding of abutment on shallow foundations during the operation period under the effect of static loads, live loads, the influence of groundwater levels and earthquakes.
  2. Algorithms and computer-based programs to solve stability problem against deep sliding of abutments on shallow foundations during construction and operation phases have been established. The programs allow to determine safety coefficients of stability: Fsmin (when sliding condition occurs at the bottom of sliding mass) and Fsmed (when sliding condition happens on both the bottom and inter-block surfaces of sliding blocks). In addition, the program allows to determine the most dangerous sliding surfaces corresponding to Fsmin and Fsmed for every situation of loading. The main sliding surface at the bottom of sliding mass has the form of any bend, allowing the sliding surface to be described as: flat sliding surface; cylindrical sliding surface; the sliding surface as a general curvature.
  3. The numerical calculation and survey results show that the GLEM gives the lowest value of safety factor on stability Fsmin compared to the traditional limit equilibrium methods. Thus, the GLEM method allows to determine a higher level of stability hazard of the abutments on the shallow foundations than the traditional limit equilibrium methods.