THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên luận án: Nghiên cứu phát triển BRT (Bus Rapid Transit) tại thành phố Đà Nẵng
Ngành: Tổ chức và quản lý vận tải
Mã số: 9.84.01.03
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Việt Phương
Họ và tên cán bộ hướng dẫn:
Người hướng dẫn 1: GS-TS Từ Sỹ Sùa Trường Đại học GTVT
Người hướng dẫn 2: TS Trần Hữu Minh Ủy Ban ATGT Quốc Gia
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông vận tải
TÓM TẮT ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở lý luận về BRT qua đó góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về VTHKCC trong đô thị.
- Tổng kết các bài học kinh nghiệm phát triển BRT trên thế giới, trong đó làm rõ các giải pháp đã được thực hiện, kết quả thành công hoặc thất bại và phân tích làm rõ nguyên nhân. Đây là cơ sở rất quý báu cho việc xem xét phát triển BRT tại thành phố Đà Nẵng cũng như phát triển BRT tại các đô thị ở Việt Nam.
- Nghiên cứu trả lời các câu hỏi hiện đang chưa có câu trả lời tại Việt Nam: Với các đô thị như Đà Nẵng có cần triển khai BRT? Nếu cần thiết thì sẽ cần làm ở đâu? khi nào. Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chuẩn của BRT với Đà Nẵng phù hợp với điều kiện đặc thù về giao thông hỗn hợp giao thông có nhiều xe máy tại Việt Nam. Đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng để tác động tới sự thành công của BRT để làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp phát triển thành công BRT tại thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển VTHKCC tại Đà Nẵng như là trường hợp nghiên cứu điển hình cho các đô thị ở Việt Nam. Từ đó khái quát hóa được những tồn tại và thách thức đối với phát triển BRT.
- Luận án đã nghiên cứu đưa ra những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản khi phát triển BRT ở thành phố Đà Nẵng
- Những giải pháp nghiên cứu của luân án làm luận cứ phát triển BRT tại Đà Nẵng cũng có thể được sử dụng đối với các đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1 tại Việt Nam.
- Luận án đã nghiên cứu Bộ tiêu chí hệ thống BRT theo tiêu thức quốc tế làm công cụ để đánh giá hành lang BRT Kim Mã – Yên Nghĩa Hà Nội để thấy được những trở ngại trong thực tiễn xây dựng BRT tại Việt Nam. Kết quả này kết hợp với những điều kiện đã được phân tích của Đà Nẵng làm cơ sở đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể đồng thời đề xuất các giải pháp đồng bộ trên các mặt từ vận hành đến khai thác và quản lý BRT trong mối quan hệ với hệ thống buýt hiện hữu.
- Khuyến cáo khi xây dựng hệ thống BRT thành phố Đà Nẵng, ngoài việc điều chỉnh bộ tiêu chí cần phải có hội đủ các điều kiện khác như điều chỉnh, bổ sung các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe buýt và xây dựng hạ tầng giao thông để tăng cường chất lượng VTHKCC bằng xe buýt và từng bước hoàn thiện chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động vận tải công cộng, hỗ trợ người đi xe buýt.
SUMMARY OF NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
PhD student : Nguyen Viet Phuong
Thesis title : A research on the development of BRT (Bus Rapid Transit) in Da Nang city
Major : Transport Organization and Management
Code : 9.84.01.03
Training institution: University of Transport and Communications
The 1st Supervisor : Prof. Ph.D. Tu Sy Sua University of Transport and Communications
The 2nd Supervisor : Dr. Tran Huu Minh National Traffic Safety Committee
Summary of new contributions of the dissertation:
- Systematize and enrich the theoretical background of BRT, thereby contributing to perfecting the theoretical background for public passenger transportation in urban areas.
- Summarize the lessons and experiences learned from BRT development around the world, which clarify the solutions that have been implemented, the results of success or failure, and then analyze and clarify the causes. This is a very valuable basis for considering BRT development in Da Nang city as well as BRT development in urban areas in Vietnam.
- Answer the currently unanswered questions in Vietnam: Is it necessary to implement BRT in urban areas like Da Nang? If necessary, where and when will it be done?. The research proposes a set of standards of BRT for Da Nang city which is suitable for the specific conditions of mixed traffic with many motorbikes in Vietnam. Determine the influencing factors that affect the success of BRT development as a basis for proposing solutions to successfully develop BRT in Da Nang city.
- Analyze and assess the current state of public transportation development in Da Nang as a case study for urban areas in Vietnam, thereby generalizing the shortcomings and challenges for BRT development.
- The thesis has researched and outlined the basic principles and requirements when developing BRT in Da Nang city.
- The research solutions of the thesis which are considered as the basis for the development of BRT in Da Nang can also be used for special cities or urban type I cities in Vietnam.
- The thesis has researched the set of criteria for the BRT system based on the international standards as a tool to evaluate the Kim Ma - Yen Nghia – Ha Noi BRT corridor to see the obstacles in the actual construction of BRT in Vietnam. This result combined with the analyzed conditions of Da Nang city is the basis for proposing adjustments to suit each specific condition. At the same time, the thesis proposes synchronous solutions from operation to exploitation and management of BRT in relation to the existing bus system.
- Make some recommendations when building BRT system in Da Nang city: beside adjusting the set of criteria, it is necessary to meet other conditions such as adjusting and supplementing business regulations and conditions for bus transportation business and transportation infrastructure construction to enhance the quality of public passenger transportation by bus and step by step to perfect preferential policies for enterprises operating public transportation and supporting bus riders.